Theo thống kế vào đầu những năm 2016 những dự án chung cư khủng được cho ra mắt, nhầm thúc đẩy sản phẩm bán đi đã có những cuộc chiến bán hàng khá gây gắt trên thị trường hiện nay, với khá nhiều chiêu trò bởi vì cung dồi dào và cầu lại khan hiếm.
Vì thế Angialand.com.vn muốn share với khách hàng những chiêu lạ đó để tránh đi một phần nhất là những “cò nguy hiểm”.
1.Cần tìm hiểu kỹ dự án trước khi chi tiền.
Khi tìm hiểu để mua căn hộ, người tiêu dùng cần quan tâm cả điểm mạnh điểm yếu, về tình trạng pháp lý của dự án, nên tìm đến các dịch vụ tư vấn bất động sản uy tín để có được thông tin chính xác về dự án và các chủ đầu tư chứ đừng qua nhiều nơi quảng cáo.
Một số tiền lớn được chi ra rõ ràng người mua căn hộ cần phải tham khảo nhiều hơn tránh tiền mất tật mang.
2.Thị trường ngày càng thu hẹp.
Mới đây bên CBRE Việt Nam mới đây cho thấy, nguồn cung căn hộ trên thị trường Việt đang rất lớn, nhưng sức mua lại giảm khá mạnh tới 50%. Vấn đề này dẫn tới cuộc cạnh tranh về sản phẩm ngày càng gay gắt hơn. Bởi thế nên Chung cư cao cấp cạnh tranh sự khác biệt “tiện ích” khá rõ ràng hiện nay.
Nhiều dự án đã tập trung khá nhiều vào sản phẩm của mình, họ nâng cao chất lượng và đảm bảo tiến độ hoàn thành tốt hơn, có những chính sách có lợi cho người mua nhà.
Theo giới chuyên môn đã đánh giá khá tốt nhiều doanh nghiệp đã khẳng định được uy tín, có mức tăng trưởng cao trong miếng bánh thị trường ngày càng thu hẹp. Như chuỗi dự án River City của An Gia Investment, hãy Vinhomes của tập đoàn VinGroup, Goldmark City, Goldsilk Complex của TNR Holdings, The Pride của Hải Phát, …
Cùng với đó là có những chủ đầu tư đã có vị trí riêng của mình trên thị trường BĐS 6 tháng đầu năm qua thu hút hơn 300 triệu USD vốn FDI.
Nhưng dù có sự phát triển khá “hot” đó thì bên cạnh doanh nghiệp có chiến lược phát triển đúng đắn, thì thị trường ngày càng xuất hiện nhiều “thủ đoạn” cạnh tranh không lành mạnh, nhằm bán được hàng bằng mọi giá, gây thiệt hại lớn cho khách hàng mà không lườn trước được.
Chủ tịch – Giám đốc điều hành Văn phòng Luật sư SB Law – Luật sư Nguyễn Thanh Hà, những trường hợp như vậy là hành vi cạnh tranh không lành mạnh, có yếu tố lừa dối người tiêu dùng, vi phạm nguyên tắc cạnh tranh. Người dân nên cảnh giác và không nên tiến hành giao dịch.
3.Cẩn trọng dính “chiêu lạ” khi mua chung cư cao cấp.
Có khá nhiều dự án mọc lên và làm chế độ quản lý cũng bị phân tán, không quản lý các kênh phân phối, dẫn đến đưa ra nhiều thông tin không đúng về dự án, hứa hẹn những chính sách ưu đãi ngoài chủ trương của chủ đầu tư đã đưa ra trước đó, làm khách hàng hoang mang khó lựa chọn.
Một vài công ty BĐS còn lập ra trang web để tung các thông tin tư vấn sai sự thật về dự án của đối thủ cạnh tranh nhằm lôi kéo khách hàng về dự án của mình. Đây là một điều gây thiệt hại lớn cho khách hàng khi họ bị lôi kéo và tiếp cận đến những thông tin không đúng sự thật khi muốn chọn căn hộ thật sự tốt.
Đã có trường hợp như này, khách hàng tìm dự án này lại được tư vấn không nên mua sản phẩm đó mà chọn những dự án khác, họ tung ra các “điểm yếu” của dự án khách đang muốn mua để từ chối “bán sản phẩm” lại hướng đến một dự án khác mà chính xác là dự án của họ đang cung cấp. Và đến khi nào thật sự tìm được thông tin chính xác từ chủ đầu tư mới biết là mình bị lừa để giảm uy tín của dự án đó. Ở một khía cạnh khác, khi thị trường nhà đất “đóng băng”, sẽ có nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn là điều dễ hiểu.
Từ những “hàng độc” tiện ích cho đến những giảm giá – khuyến mãi để lôi kéo khách hàng bán được hàng. Thêm đó là có những thông tin chẳng biết xuất hiện từ đâu nhưng trên thị trường khách hàng hoang mang với rất nhiều thông tin cho rằng nhiều đại gia nọ, dự án kia sắp phá sản, khiến người mua không dám “chi tiền”.
Việc xảy ra những chiêu trò cạnh tranh không lành mạnh trên, có lẽ có nhiều dự án tồn kho lớn, chiết khấu cao khiến “cò” làm ăn chụp giật, bất chấp đạo đức kinh doanh. Đây là vấn đề cần được giảm đi triệt để, nhầm bảo vệ được người mua căn hộ.